Camtasia Studio (trong bài hướng dẫn này sử dụng phiên bản Camtasia Studio 9.1) là một trong những phần mền chỉnh sửa video được nhiều người sử dụng nhất. Camtasia Studio có khả năng tùy biến chỉnh sửa video trực quan dễ hiểu có nhiều chức năng hay.
Trong bài hướng dẫn này, mình sẽ hướng dẫn sử dụng phần mền này ở mức tổng quan để bạn dễ hiểu cũng như dễ tiếp cận tới nó hơn. Khi bạn đã có nền tảng vững chắc rồi thì từ đó bạn phát triển dễ dàng hơn.
Hy vọng sau bài hướng dẫn này sẽ giúp các bạn có những video thật đẹp cho cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc 2020”.
1. Giao diện chính Camtasia Studio 9
Giao diện chính của Camtasia Studio 9
Vùng giữa màn hình (màu đỏ, số 1) là màn hình review video của bạn để bạn xem trước kết quả cũng như màn hình giúp bạn chỉnh sửa video của mình.
Vùng bên trái (xanh lá, số 2) là vùng chứa các file video, music mà bạn muốn thêm vào trong quá trình chỉnh sửa.
Vùng bên trái ngoài cùng (màu vàng, số 3) là các chức năng bạn muốn thêm vào video của mình, nó chứa các hiệu ứng chuyển cảnh, các chuyển động của đối tượng, text,…
Vùng bên phải (màu cam, số 4) là các chức năng mở rộng ở phần bên trái. Có nghĩa là khi bạn kéo một đoạn Text ở bên trái vào. Thì phía bên phải cho phép bản chỉnh lại Font chữ, kích thước, màu sắc,…
Vùng phía dưới (màu tím, số 5) là một thanh hiện thị thời lượng của video đó. Tại đây bạn có thể làm được nhiều thứ để sửa video bạn như là chỉnh âm thanh (To, nhỏ, tắt âm,…), cũng như ở đây bạn cũng có thể cắt, ghép nối video thành các đoạn khác nhau mà bạn muốn,…
2. Thêm video, music cần chỉnh sửa
Tại Mục Media (số 1) bạn nhấn vào dấu + ở phía dưới (số 2). Nó có 2 sự lựa chọn kéo file vào như sau:
Import Media…: Cho phép bạn kéo các file video, hình ảnh từ máy tính cục bộ của bạn vào đây để làm việc.
Import From Google Drive…: Kéo cái file từ Google Driver
Thêm video cần chỉnh sửa
Sau khi thêm, video của bạn sẽ xuất hiện ở Media Bin (số 3), bạn kéo video muốn chỉnh sửa xuống khu vực số 4 để tiến hành chỉnh sửa.
Ngoài ra ở bên tab Library (số 5) là các icon có sẵn của phần mền này hỗ trợ bạn sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng các icon này vào mục đích của bạn.
3. Cắt, chia, nối video
Sau khi đã thêm video, những công việc chỉnh sửa chủ yếu được thực hiện ở khu vực bên dưới cùng của phần mềm (Hình 1, màu tím, số 5). Trong hình dưới bạn chú ý các icon ở khung màu xanh dương (số 4), nó gồm các icon có chức năng lần lượt là: Undo, Redo, Cut, Copy, Past, Split.
Hướng dẫn cắt, chia, nối video
- Cắt video:Để cắt 1 đoạn video, bạn cần xác định điểm đầu (số 1) và điểm cuối (số 2) đoạn cần cắt. Bằng cách kéo 2 đầu (số 1 và 2) trên thanh timeline. Sau khi đã xác định đoạn cần cắt, bạn dùng chức năng “Cut” để cắt (lưu ý đoạn cắt sẽ mất luôn nhé).
- Chia video: Để chia video thành 2 đoạn riêng biệt, bạn xác định điểm chia cắt (lưu ý các điểm số 1,2,3 cùng nằm 1 điểm), bạn dùng chức năng “Split” để chia video.
- Nối video: Để nối 2 video lại với nhau, đơn giản là bạn kéo 2 đoạn đó lại với nhau là được.
Các bạn lưu ý ở phần khung vàng (số 5), nó có những dòng Track, mỗi Track tương ứng với mỗi kênh video hoặc music khác nhau, bạn cũng có thể sử dụng 2 (hoặc nhiều hơn) video trên cùng một Track. Tuy nhiên bạn nên sử dụng mỗi video trên mỗi Track để thuận tiện trong quá trình chỉnh sửa.
4. Tách audio ra khỏi video, chỉnh sửa audio
Trong quá trình chỉnh sửa, bạn sẽ cần tách audio riêng ra để ghép các video hình ảnh khác vào. Để thực hiện, bạn nhấn chuột phải vào video muốn tách audio và chọn “Separate Audio and Video”. Sau khi thực hiện, kết quả (hình 4) Track 1 chứa phần video, Track 2 chứa phần audio.
Tách audio ra khỏi video
Sau khi đã tách được track audio bạn có thể tiến hành chỉnh sửa audio này một cách độc lập.
- Để tăng, giảm âm lượng, bạn chọn Track audio cần chỉnh sửa (Track 2), sử dụng chuột để kéo thanh âm lượng (thanh màu xanh, khung đỏ) lên xuống theo nhu cầu.
Tăng, giảm âm lượng của audio
- Bạn có thể tăng, giảm âm lượng cho cả Track audio, hoặc tăng giảm tùy đoạn trong Track audio (khung màu xanh) như ví dụ ở hình 5. Để thực hiện, bạn chọn điểm đầu và điểm cuối (tương tự như thao tác cắt video), sau đó kéo thanh âm lượng lên xuống theo yêu cầu.
- Để tắt âm thanh một đoạn bất kỳ, đơn giản là bạn chọn đoạn cần tắt và kéo thanh âm lượng về 0 là xong.
5. Thêm hình phác họa, hình động, chữ vào video
Để thêm các đối tượng khác vào video, bạn sử dụng các công cụ nằm ở bên trái (Hình 1, màu vàng, số 3). Trong bài viết này mình hướng dẫn các bạn thêm chữ (Text) vào video, các đối tượng khác làm tương tự
- Để thêm chữ bạn chọn “Annotations” (số 1), bên khung kế bên (số 2) bạn chọn kiểu chữ muốn thêm và kéo nó qua khung review đặt đúng vị trí bạn muốn nó xuất hiện.
Thêm chữ (Text) vào video
- Sau khi đã xác định xong vị trí xuất hiện, bạn sử dụng thanh menu bên phải (số 3) để tùy chọn kiểu font, size, màu…
- Xác định thời gian xuất hiện của Text, bạn nhìn xuống khu vực timeline (số 4), sẽ xuất hiện thêm Track 3 (Text), dùng chuột để kéo đến khoảng thời gian muốn xuất hiện, bạn cũng có thể tăng giảm thời gian xuất hiện (độ dài) bằng cách kéo 2 đầu của Track 3 (Text).
Ngoài ra, bên thanh menu bên trái (Hình 1, màu vàng, số 3) có những chức năng khác để bạn thêm vào video của mình.
- Transitions: cho phép bạn thay đổi kiểu xuất hiện và biến mất của một phần tử nào đó. Bạn chỉ cần nhấn vào hiệu ứng nào đó bạn muốn và kéo xuống thanh phía dưới vào phần tử bạn muốn ảnh hưởng. Nó thường được sử dụng để làm hiệu ứng chuyển cảnh.
- Behaviors: cho phép chỉnh hiểu ứng của chuyển động của một phần tử nào đó trong khoảng thời gian bạn thiết lập. Bạn chỉ cần kéo nó xuống phần tử bạn muốn thay đổi. Nó thường được dùng để tạo hiệu ứng cho 1 đối tượng xác định.
- Animations: Chức năng này dùng để chỉnh bạn phóng to (Zoom) của phần tử nào đó. Ví dụ bạn chọn video ở phía thanh dưới sau đó chỉnh chức năng này Zoom to, nhỏ theo khoảng thời gian nào đó bạn mong muốn. Điều này hữu ích khí bạn muốn phóng to một đoạn video nào đó mà nếu để bình thường thì nó nhỏ người xem không nhìn thấy thì chức năng này cho phép bạn phóng to đoạn đó ra.
- Cursor Effects: Chức năng này đảm nhận nhiệm vụ đó là hiệu ứng con trỏ chuột bạn muốn hiện thị như nào. Chức năng này bạn sẽ rất ít cần đến.
- Voice Narration: có nhiệm vụ là bạn muốn thêm một lời thoại nào đó. Nó sẽ tiến hành ghi âm lại khi bạn nhấn vào nút Start Voice Record. Giống như bạn thuyết minh nói vào video đó.
- Audio effects Camtasia Studio 9: Cho phép bạn chỉnh sửa âm lượng video của bạn ở thời điểm bắt đầu, kết thúc hay toàn thời lượng video theo ý bạn như năng tăng âm, giảm âm,…
- Visual effects Camtasia Studio 9: là hiệu ứng màu của video bạn có thể chỉnh sang màu nào đó bạn muốn. Chức năng này bạn sẽ rất ít cần đến.
6. Render video, xuất video đã hoàn thiện
Mình khuyên các bạn nên tắt những ứng dụng không cần thiết đi trước khi thực hiện Render video, nhất là những máy yếu, để tang thêm bộ nhớ RAM, CPU.. giúp quá trình Render video diễn ra nhanh hơn! Bởi vì khi Render máy tính sẽ tốn rất nhiều tài nguyên của hệ thống, nếu máy tính bạn yếu quá, không đủ yêu cầu thì có thể quá trình Render sẽ bị lỗi.
- Bước 1: Sau khi đã hoàn thiện Video của bạn rồi, để xuất ra video, các bạn hãy ấn vào nút “Share” ở góc trên màn hình, chọn Local File… như hình bên dưới.
Chọn Local File để xuất video đã hoàn thiện
- Bước 2: Một bảng tùy chọn hiện ra, các bạn nhấn vào dấu trỏ xuống và chọn các mục tương ứng
- MP4 Only (Up To 720p): Để Render video HD.
- MP4 Only ( up to 1080p: Để xuất video Full HD .
Chọn chất lượng (độ phân giải) video khi xuất ra
- Bước 3: Chọn xong các bạn nhấn Next, cửa sổ tùy chọn tên file xuất ra và nơi lưu trữ xuất hiện. Các bạn nhập trên file vào ô đầu tiên, đường dẫn lưu file ở ô thứ hai, cuối cùng nhấn Finish để bắt đầu quá trình Render.
Chúc các bạn thành công nhé!
Mai Linh - Trưởng BP eGroup