Windows Subsystem cho Linux trên Windows 10 là một công cụ tốt để thực nghiệm các thao tác trên Linux mà không cần phải cài đặt song song một hệ điều hành Unix. Với công cụ này chúng ta vừa có thể thao tác với Windows vừa sử dụng Linux để thực hiện một số công việc mà không cần cài một máy ảo hoặc một hệ điều hành mới. Thực hiện dễ dàng cài đặt Ubuntu Linux trực tiếp từ Microsoft Store làm cho tiện ích trở nên đơn giản mà không tốn nhiều công sức và chỉ cần kết nối Internet. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách để chúng ra cài đặt lưu trữ dự phòng và phục hồi lại tiện ích này. Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn các thao tác trên điều kiện chúng ta đã có sẵn một Windows Subsystem cho Linux trên Windows 10.
Để thực hiện các thao tác này chúng ta cần sử dụng công cụ WSL. Công cụ này cho phép tùy chỉnh và cài đặt các công cụ trong các tập tin ảnh WSL của mình. Trong trường hợp các bạn cần cài đặt lại Windows, bạn rất muốn khôi phục lại toàn bộ hệ điều hành Linux trên Windows này để không mất nhiều thời gian để cập nhật và cài đặt các ứng dụng. Hoặc một nhu cầu khác là nếu bạn muốn di chuyển tiện ích này sang một máy khác mà không cần phải cố gắng sao chép dữ liệu.
1. Backup SubSystem Linux thành tập tin .tar
Với tiện ích WSL2, trên windows 10 bạn có quyền truy cập sử dụng các lệnh –export và –import. Những lệnh này dùng để thao tác các tập tin WSL2 image là các tập tin được đóng gói khi lưu trữ hệ điều hành Linux trên Winodws. Trong bài viết này chúng tôi trên Ubuntu 20.04 được tải xuống từ Microsoft Store. Trước tiên chúng ta có thể liệt kê các WSL image mà bạn đã cài đặt. Bạn sẽ cần biết tên của hình ảnh mà bạn muốn sao lưu. Để làm điều đó, bạn có thể sử dụng lệnh:
Lệnh này dùng để liệt kê ra các danh sách các hệ điều hành dạng Subsystem for Windows đang được cài trên hệ thống. Để tiếp tục thực hiện các bước xuất hệ điều hành Subsystem, bạn cần tắt (shutdown) triệt để ứng dụng này.
Tiếp tục, bạn sẽ sử dụng lệnh export để xuất tất cả dữ liệu của hệ điều hành Subsystem for Windows thành một tập tin bằng cú pháp dưới đây
Bạn có thể xem trong thư mục mà bạn chỉ định cho bản sao lưu để xem tệp sao lưu kết quả ở dạng tệp .tar.
Tập tin được export ra được nén lại với định dạng .tar với dung lượng được giảm đáng kể.
2. Phục hồi SubSystem Linux từ tập tin backup
Trong phần trên chúng ta đã sao lưu tập tin .tar WSL2 bằng lệnh xuất. Tiếp theo chúng ta sẽ phục hồi lại. Trong bài viết, tôi sẽ thực hiện trên một hệ điều hành Windows 10 khác để phục hồi lại dữ liệu đã được lưu dạng .tar. Để thực hiện chúng ta cần sử dụng lệnh restore có cú pháp sau:
Sau khi quá trình phục hồi kết thúc, bạn có thể xác minh kết quả bằng cách sử dụng lệnh –list như ở phần đầu của bài viết.
Để kiểm tra kết quả, bạn có thể khởi động và chạy lại Ubuntu SubSystem for Windows
Như vậy chúng ta có thể tiếp tục thực hiện trên giao diện temninal của Linux
Chúc các bạn thành công!
Phúc Minh
Viết lời bình