Để tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến, mọi người tổ chức lễ Tết Nguyên Đán bằng tinh thần lẫn vật chất, vì đây là nghi lễ quan trọng nhất trong chu kì một năm.


Tết Việt còn gọi là Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống của dân tộc ta thì năm cũ kết thúc vào giờ Hợi ngày 30 của tháng Chạp năm Đinh Hợi và năm mới khởi đầu từ giờ Tý ngày mùng một tháng Giêng âm lịch năm Mậu Tí này. Đây là một nghi lễ quan trọng nhất trong chu kì một năm, kéo dài trong khoảng 20 tháng chạp đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Nói cho rõ hơn là những ngày cuối tháng Chạp và đầu tháng Giêng đều gọi là ngày Tết - ngày 26 Tết và ngày mùng 6 Tết.

 Từ ngày 20 Tết mọi nhà đều chuẩn bị các món cần dùng cho ba ngày Tết như bánh chưng, thịt rượu, hành tỏi đến hương hoa câu đối như như Vũ Đình Liên có nói trong thơ ca:
"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh."

Chuẩn bị Tết cho tươm tất thì mọi nhà quét dọn lau chùi tẩy rửa sạch sẽ và bông hoa, trà mức, đĩa ngũ quả bày sẵn trên bàn thờ. Người già, trẻ nhỏ đều mặc quần áo mới. Nghi thức bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp: Tết ông Táo, dân chúng đưa vua bếp về chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế để Ngài báo công một năm trông coi dưới trần gian. Kế tiếp lễ dựng Cây Nêu để trừ tà ma, quỷ dữ. Ngày 30 Tết lễ Trừ Tịch - là lễ đón giao thừa. Vào giờ chót của ngày 30 cũng là sắp bước sang năm mới. Đó là khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng vô cùng quan trọng để tống cái cũ đi, rước cái mới về ( bỏ cái xui xẻo đi, lấy cái hên cái may mắn về). Lễ này với ý nghĩa là tế Cựu Vương Hành Khiển và Phán Quan, tức là người thay mặt Ngọc Hoàng xuống trông coi việc nhân gian trong năm mới. Nối tiếp là lễ cúng Thổ Công là vị cai quản trong nhà. Lễ vật cúng Thổ Công tùy chủ nhà nhưng phải thành kính.

Từ sau giao thừa trở đi, theo truyền thống thì dân chúng xuất hành lễ chùa hái lộc đầu năm. Và đầu năm mới này, người hên nhất sẽ đến xông đất nhà người lân cận để đem điềm may mắn cho họ. Họ chọn người để xông đất cho nhau vào sáng sớm mùng một. Kế tiếp là mừng tuổi và chúc Tết. Dân gian có câu nói "Mùng 1 Tết cha, mùng 3 Tết thầy". Nhưng đến ngày mùng 4 Tết, phải làm lễ Hóa Vàng (đốt vàng mã) cúng người cõi âm. Và mùng 7 Tết là lễ Hạ Nêu. Mọi nhà vui xuân suốt mấy ngày dài. Họ vui chơi, đến nhà chúc tụng nhau. Gia đình lớn, có con cháu đi làm ăn xa đều trở về sum vầy trong ngày Tết, cùng cha mẹ, ông bà cúng bái tổ tiên để tỏ lòng nhớ cội nguồn tông tổ ông bà đã tạo ra ta.

Hôm nay là ngày 25 Tết, ngày mai là 26 Tết rồi đấy bạn. Sinh viên chúng ta, thầy cô giáo chúng ta cũng như mọi người trong mỗi gia đình chúng ta chuẩn bị đón xuân, một năm mới bắt đầu. xuân tới Đông qua, cái mùa rét mướt đã hết. Tiết xuân ấm áp khiến cho con người thêm khỏe khoắn, vui tươi và hưởng thụ trọn vẹn những ngày Tết Việt tuyệt vời của mùa xuân Mậu Tí.

 

MINH NHỰT

 

MINH NHỰT

  • Chưa có lời bình cho bài viết này.