Thành phố Long Xuyên, hôm nay bỗng chốc nhộn nhịp hẳn bởi không khí vui vẻ của ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Trên đường xe cộ tấp nập qua lại như “mắc cưỡi”, cùng với những ánh đèn đủ màu sắc của những pano quảng cáo và ánh sáng vàng của những cây đèn đường. Trong căn gác nhỏ ngày nào, An đang ngồi nhớ lại những kỷ niệm lúc được ở bên cạnh Mẹ thật hạnh phúc biết bao. Cũng chính ngày này, An đã nhìn thấy Mẹ từ từ trút từng hơi thuở cuối cùng và mãi mãi lìa xa mình vì căn bệnh tim quái ác.
Sinh ra và lớn lên trong một khu lao động nghèo, gia đình lam lũ. Nhưng những nỗi khổ đó cũng chỉ là phần nhỏ đối với An vì cô đã mất hẳn tình cha khi mình còn nằm trong nôi (lúc An vừa tròn 2 tháng tuổi) vì một vụ tai nạn lao động. Cũng chính vì vậy mà An luôn được sống trong tình cảm dạt dào như biển cả của Mẹ. Hằng ngày Mẹ An phải thức dậy thật sớm nấu xôi bán lo cuộc sống của hai Mẹ con và sự học hành của An, nhưng nhiều lúc An và Mẹ đã cũng phải ăn xôi trừ cơm vì không bán được do trời mưa. Hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm của người cha và cảnh bộn bề lo toan để mưu sinh hằng ngày đã nung nấu trong lòng An sẽ nhờ vào học vấn để Mẹ con có thể thoát khỏi cảnh nghèo khó. Suốt mấy năm liền An là học sinh xuất sắc luôn đứng trong ba thứ hạng đầu của trường.
Và thời gian trôi thật nhanh, thấm thoát An đã trở thành một cô gái xinh đẹp và cũng đã sắp tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuổi thơ của An thật êm đềm và luôn được Mẹ hết mực yêu thương. Nhiều lúc An thấy Mẹ làm lụng vất vả, An nói với Mẹ: “Mẹ ơi! Mẹ cho con nghĩ học để đi làm kiếm tiền phụ Mẹ nhé”. Nhưng Mẹ vẫn giọng ngọt ngào nói với An: “Mẹ còn đủ sức để nuôi con ăn học, con hãy cố gắng học thật giỏi là Mẹ cảm thấy vui rồi”. Để chia sẻ gánh nặng với Mẹ, hằng ngày An thường dấu Mẹ để ở lại trường phụ làm trong căn tin kiếm chút tiền xài vặt và mua dụng cụ học tập.
Ngày 8/3 cũng đến, thầy chủ nhiệm phát động cả lớp về nhà tự mình làm một món quà để tặng Mẹ và có trao thưởng cho những phần quà ý nghĩa nhất. Thế là cả lớp bắt đầu xôn xao để chuẩn bị. Nhưng đối với mình, An đã có ý định trong đầu rồi. Hằng ngày, nhìn thấy Mẹ phải thức dậy thật sớm khi khí trời còn se lạnh nhưng Mẹ chỉ có manh áo bà ba mỏng. Những lúc đó An thương Mẹ lắm, An thầm ước mình có đủ tiền để mua cho Mẹ một chiếc áo lạnh để Mẹ đỡ lạnh. An đã đập ống heo của mình để mua len và một cuốn sách dạy đan áo len về học đan. Mỗi đêm, An đợi Mẹ ngủ say An cùng với ánh đèn dầu le lói bắt đầu đan áo cho Mẹ, nỗi niềm thương Mẹ đã làm cho An nhiều lúc đan say xưa mà quên mất cả thời gian, đôi lần phải đi học trễ vào buổi sáng hôm sau.
Cuối cùng công sức của An cũng đã được đền bù, món quà cùng với tấm lòng của An đã chiến thắng những món quà khác dù không sắc sảo về chất lượng nhưng ý nghĩa tinh thần đã được đánh giá cao.
An sung sướng cô cố gắng chạy xe về nhà thật nhanh để khoe với Mẹ, nhưng khi về đến nhà thấy mọi người ở trong nhà mình rất đông. Hốt hoảng trong lòng An thầm cầu mong đừng để Mẹ có chuyện gì. An bỏ tất cả chạy vào nhà, An hỏi: “Mẹ con bị gì vậy cô?”. Một câu trả lời cất lên: “Mẹ con đang cõng gạch thì bệnh tim tái phát và mọi người đã đưa Mẹ con về đây”. An chạy vào ôm chầm lấy Mẹ nước mắt nghẹn ngào. Có người làm chung với Mẹ nói tiếp: “Mẹ con cả mấy tháng nay giấu con chiều nào cũng đi cõng gạch để kiếm thêm tiền chăm lo cho con đủ tiền ăn học”. Suốt ngày Mẹ phải thức sớm đi bán, rồi chiều Mẹ lại cõng gạch đã làm bệnh tái phát nhanh hơn.
” Mẹ ơi! (An vừa gọi vừa choàng tấm áo len mà mình đã đan lên cho Mẹ) Con đã cố gắng thức khuya để đan tặng Mẹ đây, con đã bị kim chích đau cả mười ngón tay, món quà tặng Mẹ của con đã được hạng nhất đó”.
Vì cuộc sống khó khăn con đã cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng Mẹ. Nhưng không ngờ chính vì vậy mà con đã làm cho Mẹ phải làm nhiều hơn để lo cho con, phải con không học thì Mẹ không phải đi cõng gạch để bệnh Mẹ tái phát như thế này. Hằng ngày con cứ ngỡ Mẹ ngủ sớm vì Mẹ muốn sáng hôm sau thức sớm đi bán, nhưng không ngờ Mẹ vì mệt mỏi vì sợ con lo lắngcho Mẹ mà sao lãng việc học, con thật vô tâm, Mẹ ơi!... Mẹ ơi!”.
Nghe tiếng An nói, Mẹ cố gượng nói với An: “Mẹ xin lỗi con! Mẹ đã không thể lo cho con có cuộc sống đầy đủ như bao đứa trẻ khác, đã để tuổi thơ của con sống trong khổ cực như thế. Mẹ luôn cố gắng làm thật nhiều để con có thể yên tâm học hành và thực hiện ước mơ trở thành một bác sĩ giỏi để giúp đỡ nhiều người và trong đó có cả Mẹ nữa. Mẹ biết giờ Mẹ chẳng có thể tiếp tục chăm sóc cho con nữa, khi Mẹ đi rồi con hãy về ở với chú ba, hãy cố gắng học tập thật tốt và vâng lời chú ba, Mẹ tuy không ở cạnh con nhưng lúc nào cũng dõi theo con”. Tiếng Mẹ nhỏ dần. Và “Mẹ ơi!” Mẹ đừng bỏ con mà, Mẹ đừng bỏ bé An, con sẽ không đi học nữa, An sẽ ở nhà giúp Mẹ đi bán xôi và cõng gạch, chỉ cần có Mẹ bên An là đủ dù cơm canh đạm bạc con cũng thật hạnh phúc rồi. “Mẹ ơi! Đừng bỏ con mà……. Mẹ ơi!”. Những lời cầu xin của An không còn kịp nữa, Mẹ đã mãi mãi ra đi đến bên cạnh ba An, để lại nỗi đau suốt đời cho An.
Sau khi an táng Mẹ, An cùng chú ba về Vĩnh Long sinh sống và tiếp tục thực hiện ước nguyện cuối cùng của Mẹ. An dồn hết nỗi nhớ Mẹ để làm động lực cố gắng học tập, và thời gian 8 năm cũng nhanh chóng trôi qua, giờ An đã thành một nữ bác sĩ thành đạt. Trở lại căn gác ngày xưa sau bao năm xa cách, An nhớ lại những kỷ niệm được ở bên Mẹ, nước mắt nghẹn ngào, An khẽ gọi: “Mẹ ơi! An nhớ Mẹ lắm. Mẹ ơi!”.
MS.41
MS.41
Viết lời bình